Sức khỏe môi trường

Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và Phòng chống chấn thương (CCHIP) phối hợp Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế tổ chức “Hội nghị góp ý nội dung về Kiểm soát các yếu tố môi trường tác động đến sức khỏe dự kiến đưa vào Luật Phòng bệnh (dành cho 19 tỉnh Nam Bộ)”

Trong khuôn khổ Dự án TA-9950 REG: Hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng Luật Phòng bệnh do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ

Trong hai ngày 22 và 23 tháng 11 năm 2023, Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và Phòng chống chấn thương (CCHIP) đã phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế tổ chức “Hội nghị góp ý nội dung về Kiểm soát các yếu tố môi trường tác động đến sức khỏe dự kiến đưa vào Luật Phòng bệnh (dành cho 19 tỉnh Nam Bộ)” tại Khách sạn Sen Việt, số 33 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

 

Ảnh 1: Toàn cảnh hội nghị tại TP. Hồ Chí Minh

 

Hội nghị được tổ chức nhằm thu thập ý kiến đóng góp và nhận xét từ các bên liên quan ở cả cấp địa phương và trung ương trên toàn quốc, với mục tiêu hoàn thiện nội dung chính sách kiểm soát các yếu tố môi trường tác động đến sức khỏe để đưa vào dự thảo Luật Phòng bệnh. Nội dung lấy ý kiến bao gồm 08 chủ đề sau:

  • (1) Nước sạch, vệ sinh và vệ sinh cá nhân (WASH);
  • (2) Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người;
  • (3) Quản lý chất thải trong các cơ sở y tế (nay gọi là “Vệ sinh môi trường trong cơ sở y tế”);
  • (4) Thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe người lao động;
  • (5) Phòng, chống chấn thương;
  • (6) Sức khỏe học đường;
  • (7) Ứng phó khẩn cấp y tế công cộng; và
  • (8) Đánh giá tác động sức khỏe.

 

Hội nghị có sự tham gia của 102 đại biểu đại diện cho nhiều cơ quan và tổ chức, bao gồm:

  • 1. Thành phần trung ương và CCHIP (tại Hà Nội): 35 đại biểu
  • Ban tổ chức, báo cáo viên: 31 đại biểu (trong đó 13 đại biểu từ VIHEMA, 18 đại biểu từ CCHIP)
  • Đại diện các đơn vị thuộc Bộ Y tế: 04 đại biểu
    • 03 đại biểu từ Tổng cục Y tế Dự phòng
    • 01 đại biểu từ Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường
  • 2. Các viện khu vực: 04 đại biểu
  • 03 đại biểu từ Viện Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh
  • 01 đại biểu từ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
  • 3. Thành phần cấp tỉnh: 61 đại biểu
  • Đại biểu tại TP. Hồ Chí Minh: 08 đại biểu, bao gồm:
  • 01 đại biểu từ Sở Y tế
  • 04 đại biểu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC)
  • 01 đại biểu từ Sở Tài nguyên và Môi trường
  • 01 đại biểu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
  • 01 đại biểu từ Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh
  • Đại biểu từ các tỉnh/thành khác: 53 đại biểu, bao gồm đại diện Sở Y tế và CDC của 19 tỉnh/thành:
  • Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, TP. Cần Thơ, Bình Thuận, Đà Nẵng
  • 4. Chuyên gia (tại Hà Nội): 02 đại biểu

 

Kết luận và phát biểu bế mạc

TS. Nguyễn Huy Quang đã tổng hợp kết quả thảo luận, phản hồi một số ý kiến từ góc độ xây dựng pháp luật, đồng thời khẳng định nhóm tư vấn CCHIP sẽ đồng hành cùng VIHEMA rà soát các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội nghị, kết hợp với việc tham vấn thêm ý kiến từ các bộ, ngành, đơn vị và chuyên gia từ các tổ chức quốc tế, cũng như các đại biểu tại hai hội nghị sắp tới tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh để đề xuất nội dung hoàn chỉnh đưa vào Luật Phòng bệnh.

 

Ảnh 2: TS. Nguyễn Huy Quang, Trưởng nhóm CCHIP

 

TS. Lê Hoàng đã phát biểu bế mạc hội nghị, bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các đại biểu đã tham dự và đóng góp nhiều ý kiến mang tính thực tiễn cao, phù hợp với nội dung của Luật Phòng bệnh. Các đại biểu cũng đã có cái nhìn tổng quan về các chủ đề được thảo luận và được giải đáp các thắc mắc trong quá trình triển khai các chính sách liên quan đến các chủ đề này. TS. Lê Hoàng cũng khẳng định nội dung của Luật Phòng bệnh sẽ được hoàn thiện sau 3 hội nghị, sau đó sẽ được gửi về các tỉnh để tiếp tục lấy ý kiến, đồng thời bày tỏ mong muốn các địa phương sẽ đồng thuận và nhất trí với Dự thảo Luật này.

 

Ảnh 3: TS. Lê Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, phát biểu bế mạc

 

Hội nghị là cơ hội để các đại biểu chia sẻ thực tiễn, khó khăn và đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và kiểm soát các yếu tố môi trường liên quan đến sức khỏe cộng đồng tại địa phương. Những ý kiến thu nhận được sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nội dung dự thảo Luật Phòng bệnh, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu phát triển bền vững về y tế và môi trường tại Việt Nam.

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và
Phòng chống chấn thương